Thứ Hai, 15 tháng 5, 2017



  • Á VẢY NẾN (PARAPSORIASIS)

  • Á vảy nến là nhóm bệnh da mạn tính gồm 2 thể là á vảy nến mảng nhỏ (small plaque parapsoriasis) và á vảy nến mảng lớn (large plaque parapsoriasis).
    Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi và vùng địa lý, gặp nhiều nhất ở nhóm tuổi trung niên và người cao tuổi.
    - Á vảy nến có thể tồn tại nhiều năm mà không thay đổi về lâm sàng và mô học.
    - Khoảng 10 - 30% trường hợp á vảy nến mảng lớn tiến triển thành mycosis fungoides. Ngược lại, á vảy nến mảng nhỏ có diễn tiến lành tính

    NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH
    Cả 2 thể bệnh đặc trưng bởi sự thâm nhiễm dạng lympho nông ở da, chủ yếu là tế bào T CD4+. Nguyên nhân gây bệnh đến nay vẩn chưa có kết luận rõ ràng.

    CHẨN ĐOÁN BỆNH Á VẢY NẾN
    Mặc dù có tên gọi là “mảng” nhưng thương tổn của cả 2 thể á vảy nến đều chủ yếu là các dát. Bệnh tiến triển mạn tính và không có triệu chứng hoặc ngứa nhẹ. Thương tổn có thể lan rộng ở thân và chi hoặc khu trú ở những vùng không tiếp xúc ánh nắng mặt trời.
    Á vảy nến mảng nhỏ: thương tổn đặc trưng là những dát hình tròn hoặc oval, đường kính dưới 5 cm. Hồng ban được phủ bởi 1 lớp vảy mịn. Một dạng lâm sàng quan trọng của á vảy nến mảng nhỏ là “bệnh da hình ngón tay” (digitate dermatosis) với những dát kéo dài hình ngón tay phân bố đối xứng dọc 2 bên cung sườn. Trong trường hợp này, trục dọc của thương tổn có thể > 10 cm. Á vảy nến mảng nhỏ thường có viêm da xốp bào nhẹ với những vùng tăng sừng, á sừng, đóng vảy và thoát bào. Ở lớp bì có tẩm nhuận quanh mạch nông các mô bào lympho và có hiện tượng phù lớp bì. Không thay đổi tính chất mô học theo thời gian. Xét nghiệm hóa mô miễn dịch cho thấy tẩm nhuận tế bào T CD4+ chiếm ưu thế cùng với những đặc điểm không đặc hiệu giống như viêm da dạng chàm.
    - Á vảy nến mảng lớn: thương tổn là những dát hồng ban hình tròn hoặc không đều, đường kính trên 5 cm. Kích thước thương tổn ổn định và số lượng có thể tăng dần dần. Vị trí chủ yếu ở thân mình và vùng nếp gấp. Thương tổn có màu nâu đỏ hay hồng, phủ bởi lớp vảy nhỏ, ít. Bề mặt thương tổn có thể nhăn nheo giống như “giấy gói điếu thuốc lá”. Có thể kèm hoặc không kèm theo tam chứng: teo da, giãn mạch và tăng/giảm sắc tố (poikiỉoderma vasculare atrophicans). Á vảy nến dạng lưới (retiíorm parapsoriasis) là 1 thể hiếm gặp của á vảy nến mảng lớn, biểu hiện là các dát, sẩn tróc vảy sắp xếp dạng lưới hay dạng vằn. Ở giai đoạn sớm, thượng bì tăng gai, tăng sừng nhẹ với á sừng khu trú. Thâm nhiễm tế bào lympho rải rác ở lớp bì, quanh mạch máu. Ở giai đoạn tiến triển, có sự tẩm nhuận vùng ranh giới hướng về thượng bì. Những tế bào lympho xâm lấn này có thể rải rác hay tập trung thành nhóm, đôi khi có xốp bào nhẹ. Xét nghiệm hóa mô miễn dịch cho thấy một số đặc điểm chung giữa á vảy nến mảng lớn và mycosis fungoides giai đoạn sớm như: tế bào T CD4+ chiếm ưu thế, thiếu kháng nguyên CD7, và hiện diện HLA Class II (HLA-DR) lan rộng ở thượng bì.

    ĐIỀU TRỊ BỆNH Á VẢY NẾN
    Nguyên tắc điều trị
    - Á vảy nến mảng nhỏ: trường hợp nhẹ có thể theo dõi mà không cần điều trị gì.
    - Á vảy nến mảng lớn: cần điều trị tích cực để ngăn tiến triển thành mycosis fungoides.
    Chọn lựa thứ nhất:
    - Chất làm mềm da.
    - Corticosteroids bôi.
    - Các sản phẩm từ hắc ín.
    - Tắm nắng.
    - Chiếu UVB phổ rộng.
    - Chiếu UVB phổ hẹp.
    Chọn lựa thứ 2:
    (Chủ yếu dành cho những trường hợp á vảy nến mảng lớn được xem là giai đoạn sớm của mycosis fungoides).
    - Bexarotene bôi.
    - Imquimod bôi.
    - PUVA liệu pháp.
    - Mechlorethamine bôi.
    - Carmustine bôi.
    - Laser Excimer (308 nm)

    Điều trị bằng Đông y – thảo dược
    Các nghiên cứu cho thấy bệnh Á vảy nến và lupus ban đỏ, có thể áp dụng điều trị hỗ trợ theo phương pháp Đông Y.
    Y học cổ truyền gọi các bệnh tự miễn này là tùng bì tiễn, là bệnh ngoài da mạn tính hay tái phát và nghiên cứu cho thấy nguyên nhân của chúng là do huyết nhiệt, lại cảm phải phong hàn mà thành bệnh, lâu ngày làm huyết táo, không dinhdưỡng được da sinh vảy nến, ban đỏ. Vì vậy nguyên tắc điều trị là: khu phong, thanh nhiệt, lương huyết, nhuận táo, giải độc.
     
    KHANG BẢO BÌ của Kingphar được chiết xuất, bào chế từ các thành phần đông y, thảo dược: Bạch tiên bì, Thổ phục linh, Bắc đậu căn, Quyền sâm, Bạch chỉ, Cây chàm...dùng rất tốt cho người mắc các bệnh: Á vẩy nến, Lupus ban đỏ, viêm da cơ địa, bệnh bạch biên, mề đay cấp, ngứa dị ứng.


  • ĐIỀU TRỊ VIÊM GAN SIÊU VI B MÃN TÍNH

  • ĐIỀU TRỊ VIÊM GAN SIÊU VI B MÃN TÍNH

    I- ĐỊNH NGHĨA: Nhiễm HBV mạn tính được xác định khi HBsAg (+) tồn tại kéo dài trên 6 tháng
    II- TIÊU CHUẨN CHUẨN ĐOÁN:

    1 .TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN VIÊM GAN SIÊU VI B MÃN TÍNH :

    -                HBsAg (+) > 6 tháng hoặc HBsAg (+ ) và AntiHBcIgG (+ )
    -                HBV-DNA >105 copies/ml( #20.000IU/ml) hoặc > 104 copies/ml ở nhóm HBeAg (-)
    -                AST/ALT tăng liên tục hoặc từng đợt
    -                Tổn thương viêm và hoại tử gan mức độ vừa, nặng

    2. TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN NGƯỜI MANG MẦM BỀNH KHÔNG TRIỆU CHỨNG:

    -                    HBsAg (+) > 6 tháng hoặc HBsAg (+ ) và AntiHBcIgG (+ )
    -                    HbeAg (- ) , AntiHBe (+ )
    -                    HBV-DNA < 104 copies/ml
    -                    AST/ALT bình thường
    -                    Không có tổn thương viêm và hoại tử gan

    3. TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN VIÊM GAN B TÁI HOẠT ĐỘNG:

    Tái xúất hịện tình trạng viêm và hoại tử tở chức gan ở bệnh nhân mang HbsAg khơng trịêu chứng hoặc những trường hợp viêm gan cấp và mạn được cho là khỏi

    III. ĐIỀU TRỊ:
    1.MỤC TIÊU ĐIỀU TRỊ:
    -                HBsAg (- ),Anti HBs (+ ):mục tiêu lý tưởng -HBV-DNA dưới ngưỡng phát hiện --HBeAg(- ),AntiHBe+
    -                ALT < 30 UI/L với nam , <19 UI/L với nữ -Làm chậm,tiến tới ngừng tiến triển xơ gan,ung thư tế bào gan

    2.TIÊU CHUẨN ĐIỀU TRỊ:
    -Nhóm bệnh nhân có HBeAg (+ ):
    - HBV-DNA ≥ 105 copies/ml
    - ALT > 2 ln ULN
    (ULN: Upper Limit of Normal =30 IU/L với nam và 19 IU với nữ)
    -Nhóm bệnh nhân có HBeAg (- ) :
    - HBV-DNA > 104 copies/ml
    - ALT > 2 ìn ULN
    - Tiên lượng lâu dài xấu hơn bình thường có HbeAg (+ )
    -Nhóm bệnh nhân xơ gan :
    -HBV-DNA > 104 copies/ml 1 .

    THUỐC ĐIỀU TRỊ:
    - Các thuốc chống virus loại bỏ sư nhân lên của virus thông qua cơ chế ức chế men polymerase của virus nhờ đó làm giảm tình trạng viêm nhiễm ở gan và làm chậm sự tiến triển bệnh
    - Số lượng virus bùng phát tăng là báo hiệu của sư xuất hiện virus kháng thuốc.Tình trạng virus kháng thuốc xảy ra với mọi loại thuốc kháng virus bằng đường uống hiện có nhưng với xuất độ khác nhau.Chưa thấy ghi nhận có kháng với IFN và PFG-IFN

    TYPE GEN CỦA HBV VÀ ĐÁP ỨNG ĐIỀU TRỊ :
    -Có 8 type gen của HBV phân bố theo địa dư và sắc tộc
    - Một vài số liệu ban đầu cho thấy type gen A và B đáp ứng với điều trị IFN và PEG-IFN tốt hơn type gen C và D,type gen A và C thường kèm với bệnh gan nặng hơn và tiến triển nhanh hơn

    THUỐC ĐIỀU TRỊ HBV ĐÃ ĐƯỢC CHẤP NHẬN:
    -Ưu tiên 1:
    . Pegylated interferon alpha 2a Tiêm .
    . Entecavir uống .
    . Tenofovir uống
    -Ưu tiên 2 :
    . interferon alpha 2 b Tiêm
    . Lamivudine uống
    . Adefovir uống
    . Telbivudine uống
    (PEG-)IFN Nucleoside Analogues
     ƯuThời gian điều trị hạn định
    Không kháng thuốc
    Tốc độ chuyển đổi huyết thanh cao sau 1 năm điều trị
    Hiệu quả chống virus mạnh
    Ít tác dụng phụ
    An toàn cho mọi giai đoạn bênh,kể cả xơ gan
    Có thể an toàn cho người mang thai Dùng đường uống
     KhuyếtHiệu quả chống virus vừa phải Tác dụng phụ nhiều Dạng chích
    CCĐ:xơ gan,mang thai
    Thời gian điều trị dài Kháng thuốc cao

    KHI NÀO CHỈ ĐỊNH PEG-IFN :
    - HBV DNA thấp
    - ALT cao
    -Không bị xơ gan
    -Genotype A hoặc B
    -Không có bệnh lý kèm theo
    - Đồng nhiễm HCV

    LIỀU LƯỢNG THUỐC:
    - IFNα Tim dưới da 5 MU/ngy x 3 lần/tuần
    - PEG-IFNα Tim dưới da 180μg/tuần
    -Lamivudine uống 100mg/ngy
    -Adefovir uống 10mg/ngy --- Tc dụng phụ: độc thận
    -Entecavir uống 0,5mg/ngy ở ḅnh nhn mới 1mg/ngy ở ḅnh nhn khng Lamivudine
    -Telbivudine uống 600mg/ngày
    -Tenofovir uống 300mg/ngy ------ Tác dụng phụ: độc thận

    THỜI GIAN ĐIỀU TRỊ:
    Thời gian điều trị
    HbeAg( + )HbeAg(-)
    IFN4 tháng-1 năm1 năm*
    PEG-IFN6 tháng-1năm1 năm*
    Lamivudine≥1 năm #>1 năm*
    Adefovir≥1 năm #>1 năm*
    Entecavir≥1 năm #>1 năm*
    Telbivudine≥1 năm #>1 năm*
    Tenofovir≥1 năm #>1 năm*
    # Điều trị ít nhất 12 tháng,tiếp tục keo dài thêm 6 tháng sau khi chuyển đổi huyết thanh anti-HBe
    * Thời gian tối ưu chưa xác định

    TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ ĐÁP ỨNG ĐIỀU TRỊ:
    - Đáp ứng sinh hóa:ALT trở về bình thường
    -Đáp ứng siêu vi: HBV-DNA dưới ngưỡng phát hiện,chuyển đảo huyết thanh Hbe nếu bệnh nhân có Hbe (+ )
    - Đáp ứng mô học: mức độ xơ hóa giảm hoặc không xấu hơn trước điều trị
    - Đáp ứng ban đầu ( không áp dụng cho bệnh nhân điều trị bằng Interferon): HBV-DNA giảm trên 2 log10 sau 24 tuần điều trị
    - Đáp ứng toàn bộ (complet response) ; là kết quả (+ ) của đáp ứng sinh hóa,siêu vi,mô học và chuyển đảo huyết thanh HbsAg.
    - Đáp ứng cuối điều trị ( End of treatment response):là đáp ứng (+ ) của sinh hóa, siêu vi, mô học vào thời điểm kết thúc điều trị
    - Đáp ứng kéo dài ( sustained response): là kết quả (+ ) của đáp ứng sinh hoá,siêu vi sau khi ngưng đìều trị.Ví dụ sau 6 tháng,12 tháng.
    Ở bệnh nhân có HbeAg (- ) có tỷ l đáp ứng lâu dài thấp hơn so với bệnh nhân có HBeAg (+)

    ĐIỀU TRỊ VIÊM GAN B Ở NỮ MUỐN CÓ THAI:
    * Ưu tiên điều trị trước khi mang thai- liệu trình điều trị có thời hạn Ví dụ : PEG-IFN
    * Hoãn việc điều trị cho đến khi sau sinh
    - Quan tâm cân nhắc chính là nguy cơ đối với mẹ khi không điều trị
    - Có thể trì hoãn trong nhiều năm nếu dự định sinh hơn một con
    *Hoãn điều trị đến sau 3 tháng đầu thai kỳ
    - ba tháng đầu thai kỳ là giai đoạn nguy cơ cao nhất đối với phát triển thai nhi
    - Giảm lượng virus có thể làm giảm nguy cơ lây nhiễm qua trẻ sơ sinh
    ThuốcPhân loại FDA
    LamivudineC
    TelbivudineB
    TenofovirB
    EntecavirC
    AdefovirC
    IFN và PEG-IFNC
     
    Điều trị bằng đông y – thảo dược
     

    Hiện nay, trước thực trạng thực phẩm có quá nhiều độc tố và môi trường bị ô nhiễm, sử dụng các bài thuốc đông y – thảo dược có tác dụng giải độc, bảo vệ tế bào gan là rất cần thiết đối với cả những người mắc bệnh về gan và những người khoẻ mạnh để bảo vệ tế bào gan
     
    CÀ GAI LEO – LÁ CHẮN BẢO VỆ TẾ BÀO GAN
     
    Cây Cà gai leo còn có tên khác là cà gai dây, cà vạnh, cà quýnh, cà lù, cà bò, cà Hải Nam, cà quạnh, quánh, gai cườm, tên khoa học là Solanum procumben, họ Cà (Solanaceae). Phát hiện gần đây về tác dụng đặc biệt của Cà gai leo trong điều trị Viêm gan B - men gan tăng cao mang nhiều ý nghĩa quan trọng cho cộng đồng.
     
    Kinh nghiệm dân gian trong sử dụng Cà gai leo. Người xưa đã dùng rễ và thân Cà gai leo để chữa bệnh nóng gan, gan yếu, mẩn ngứa, giúp giải độc cho cơ thể. Một số bài thuốc trong dân gian đã sử dụng Cà gai leo phối hợp cây dừa cạn, diệp hạ châu trong điều trị bệnh gan, hỗ trợ chống tế bào gây ung thư rất hiệu quả. Người dân Tây Nguyên coi Cà gai leo là vị thuốc đầu tiên khi điều trị các trường hợp vàng da, chướng bụng, ăn uống không tiêu. Ngoài ra, nước sắc Cà gai leo còn được dùng để giải rượu, giảm mệt mỏi và đau đầu hiệu quả sau khi uống quá nhiều rượu
     
    Cà gai leo được PGS.TS Phạm Kim Mãn, TS Nguyễn Thị Minh Khai – Viện dược liệu trung ương nghiên cứu từ những năm đầu của thập kỷ 90. Trong báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài cấp nhà nước “Điều trị hỗ trợ bệnh nhân viêm gan siêu vi B mạn tính thể hoạt động” bằng thuốc từ  Cà gai leo do viện dược liệu trung ương chủ trì đã đi đến kết luận: Thuốc từ cà gai leo có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng lâm sàng (mệt mỏi, đau tức hạ sườn phải, nước tiểu vàng, da và niêm mạc vàng); men gan (transaminase) và billirubin về bình thường nhanh hơn các nhóm chứng; sau điều trị những biến đổi các marker của siêu vi viêm gan B là rõ rệt tại các bệnh viện 103, 108, 354. Tỷ lệ âm tính với HBsAg đạt 23,3%, chuyển đảo huyết thanh 37,8%; 62,9% có HBVDNA < 5 copies/ml. Thuốc không gây một tác dụng ngoại ý nào trên lâm sàng và xét nghiệm. Các kết quả từ những nghiên cứu đều đi đến một kết luận Cà gai leo là dược liệu có tác dụng làm âm tính siêu vi mạnh nhất hiện nay. Hoạt chất chính trong Cà gai leo có tác dụng ức chế sự phát triển của xơ gan, chống viêm, bảo vệ gan. Đã nghiên cứu phát hiện những tác dụng dược lý mới của Cà gai leo như tác dụng trên hệ miễn dịch, trên tế bào ung thư cũng như thử tác dụng trên gen gây ung thư của virus và gen ức chế ung thư P53 và Rb. Cho đến thời điểm này Cà gai leo là dược liệu duy nhất được chứng minh là kìm hãm và ngăn chặn xơ gan phát triển
     
    Hiệu quả của dược liệu Cà gai leo với bệnh gan dưới góc nhìn của khoa học hiện đại. Viêm gan B đang là một trong những căn bệnh có tỉ lệ mắc cao nhất ở Việt Nam những năm gần đây. Đáng lo ngại hơn, 40% số ca nhiễm viêm gan B sẽ có nguy cơ dẫn đến ung thư gan. Trước những cảnh báo về mức độ nguy hiểm của bệnh gan, đã có nhiều công trình nghiên cứu về các thảo dược để hỗ trợ phòng và điều trị bệnh gan. Đặc biệt trong nhiều loại thảo dược tiên phong về trị bệnh gan thì cây cà gai leo cho kết quả điều trị tốt nhất và được nghiên cứu kỹ lưỡng nhất trong tất cả các loài dược liệu tại Việt Nam.Viện dược liệu trung ương đã công bố trên 3 luận án tiến sĩ về công dụng đặc trị của cây thuốc cà gai leo đối với viêm gan. Trên thực nghiệm tại bệnh viện 103 cho bệnh nhân mắc viêm gan B mãn tính, loại dược liệu này đã mang lại kết quả hết sức khả quan: sau 2 tháng, bệnh nhân giảm đáng kể các triệu chứng chán ăn, mệt mỏi, vàng da, men gan tăng cao; sau 3 tháng, nồng độ virus trong máu giảm rõ rệt, có trường hợp được báo cáo kết quả âm tính.
     
    Ngoài ra, hai đề tài “Nghiên cứu tác dụng ức chế quá trình xơ gan của Cà gai leo” và “Nghiên cứu tác dụng trên collagenase của Cà gai leo” đã chứng minh: hoạt chất glycoalkaloid trong Cà gai leo làm chậm sự tiến triển của xơ gan, giảm mức độ xơ ở giai đoạn sớm một cách rõ rệt, hạn chế hủy hoại tế bào gan.
    Không những vậy, dịch chiết Cà gai leo có tác dụng chống oxy hóa kỳ diệu, ức chế hàng loạt dòng tế bào ung thư gan, ung thư tử cung, thậm chí, ức chế gene gây ung thư do virus.
    Ngoài ra, một số dược liệu khác cũng có tác dụng tốt để bảo vệ tế bào gan như:
     
    Diệp hạ châu (Phyllanthus amarus) hay còn gọi là Chó đẻ răng cưa mọc hoang ở nhiều nước và ở Việt nam cây mọc nhiều ở các tỉnh phía nam. Y học hiện đại đã xác định các hoạt chất đắng như phyllathin, hypophyllanthin, triacontanal có trong diệp hạ châu có nhiều tác dụng chữa bệnh, đặc biệt là khả năng giải độc, khôi phục chức năng bình thường của gan, tốt trong các trường hợp suy giảm chức năng gan do sử dụng nhiều bia rượu, có tác dụng ức chế các siêu vi khuẩn viêm gan, đặc biệt là viêm gan hepatitis B, hỗ trợ điều trị ung thư và có tác dụng chống viêm, tăng cường miễn dịch. Năm 1995, các nhà khoa học Brazil cũng phát hiện tác dụng giảm đau mạnh và bền vững của loài cây này. Năm 1997, các nhà khoa học Ấn Độ cũng nghiên cứu tác dụng của diệp hạ châu trong điều trị viêm gan do virus và cũng cho thấy kết quả tốt. Nhiều sản phẩm có chứa cao diệp hạ châu đã được sản xuất ở châu Âu, châu Mỹ, Trung Quốc để điều trị viêm gan do siêu vi khuẩn.
     
    Xuyên tâm liên (Andrographis paniculata): Các thành phần trong Xuyên tâm liên đã được chứng minh là có tác dụng bảo vệ gan và khử độc trong các tổn thương gan nặng, tăng cường sức đề kháng, chống viêm và kích thích gan tiết mật.
     
    Mật nhân (Eurycoma longifolia) dùng để chữa bệnh gan và giải độc gan rất hiệu quả. Mật nhân có tác dụng làm chậm quá trình hư biến tế bào gan, tăng cường tái tạo tế bào gan trên mô hình tổn thương gan thực nghiệm. Ngoài ra, nó còn có tác dụng tăng cường miễn dịch, rất tốt cho những bệnh nhân mắc các bệnh gan mạn tính.
     
    VIÊN HỘ GAN KINGPHAR  được chiết xuất từ các thành phần Cà gai leo, diệp hạ châu, xuyên tâm liên, bạch hoa xà có công dụng: Giải độc của gan, ngăn ngừa và hạn chế viêm gan virus (gan B, C...), xơ hóa tế bào gan. Giúp bảo vệ tế bào gan, hạ men gan, giải độc rượu
  • Sample Text

    Blog Archive

    Được tạo bởi Blogger.

    Tìm kiếm Blog này

    Video

    Popular Posts

    Our Facebook Page